Bài 1. Vì sao nói cây đậu, con gà là một cơ thể sống ? Đặc điểm chung của cơ thể sống là gì ?
Hướng dẫn trả lời:
- Con gà và cây đậu mặc dù rất khác nhau nhưng chúng lại có chung những đặc điểm như : lấy các chất cần thiết và loại bỏ các chất thải ra ngoài cơ thể, nhờ vậy mà chúng lớn lên. Khi lớn lên đến một mức độ nhất định thì chúng sinh sản để duy trì và phát triển nòi giống.
- Những điểm chung trên cũng chính là những đặc điểm chung của cơ thể sống.
Bài 2.
- Nhiệm vụ của Thực vật học là gì ?
- Nhiệm vụ của Sinh học và nhiệm vụ của Thực vật học có hoàn toàn giống nhau không ?
Hướng dẫn trả lời:
- Thực vật học có nhiệm vụ nghiên cứu tổ chức cơ thể, sự đa dạng, sự phát triển của thực vật, đồng thời tìm hiểu vai trò của chúng trong thiên nhiên và trong đời sống con người để sử dụng hợp lí, bảo vệ, phát triển và cải tạo thực vật.
- Nhiệm vụ của Sinh học và nhiệm vụ của Thực vật học không hoàn toàn giống nhau, vì nhiệm vụ của Thực vật học chỉ là một phần trong nhiệm vụ của Sinh học. Sinh học có nhiệm vụ rộng hơn không những nghiên cứu thực vật mà còn có nhiệm vụ nghiện cứu toàn bộ sinh giới.
Bài 3. Quan sát hình 3.1, 3.2, 3.3, 3.4 SGK và quan sát trong thực tế đời sống, trả lời các câu hỏi sau :
- Kể tên một số cây sống ở đồng bằng, đồi núi, ao hồ, sa mạc.
- Kể tên một số cây gỗ sống lâu năm, một số cây nhỏ bé, thân mềm yếu.
- Hãy nêu đặc điểm chung của giới Thực vật.
Hướng dẫn trả lời:
- Một số cây sống ở đồng bằng như ngô, lúa, đậu, đa, xoài, mít...
+ Sống ớ đồi núi như chè, cao su, lim...
+ Sống ở ao hồ như sen, súng, rau muốngề..
+ Sống ở sa mạc như xương rồng, cỏ lạc đà, chà là...
- Một số cây gỗ sống làu năm như cây chò, cây xà cừ, cây phi lao, cây mít... Một số cây nhỏ bé, thân mềm yếu như cây bèo tấm, cây rêu, cây rau bợ, cây rau mùi...
- Đặc điểm chung của giới Thực vật : thực vật rất đa dạng và phong phú, có khả năng tự tổng hợp được chất hữu cơ, phần lớn không có khả năng di chuyển, phản ứng chậm với các kích thích từ bên ngoài.
Bài 4.
a) Quan sát hình 4.1 SGK, hãy ghi tên các cơ quan của cây cải :.........................
b) Quan sát hình 4.2 SGK đánh dấu X vào bảng dưới đây những cơ quan mà cây có
STT |
Tên cây |
Cơ quan sinh dưỡng |
Cơ quan sinh sản |
||||
Rễ |
Thân |
Lá |
Hoa |
Quả |
Hạt |
||
1 |
Cây chuối |
|
|
|
|
|
|
2 |
Cây rau bợ |
|
|
|
|
|
|
3 |
Cây dương xỉ |
|
|
|
|
|
|
4 |
Cây rêu |
|
|
|
|
|
|
5 |
Cây sen |
|
|
|
|
|
|
6 |
Cây khoai tây |
|
|
|
|
|
|
Hướng dẫn trả lời:
a) Các cơ quan của cây cải :
- Cơ quan sinh dưỡng gồm rễ, thân, lá.
- Cơ quan sinh sản gồm hoa, quả, hạt.
b) Để đánh dấu X vào bảng những cơ quan mà cây có, cần :
STT |
Tên cây |
Cơ quan sinh dưỡng |
Cơ quan sinh sản |
||||
Rễ |
Thân |
Lá |
Hoa |
Quả |
Hạt |
||
1 |
Cây chuối |
X |
X |
X |
X |
X |
X |
2 |
Cây rau bợ |
X |
X |
X |
|
|
|
3 |
Cây dương xỉ |
X |
X |
X |
|
|
|
4 |
Cây rêu |
X |
X |
X |
|
|
|
5 |
Cây sen |
X |
X |
X |
X |
X |
X |
6 |
Cây khoai tây |
X |
X |
X |
X |
X |
X |
Xác định được nhóm cây có hoa gồm : cây chuối, cây sen, cây khoai tây. Những cây thuộc nhóm này có đầy đủ cơ quan sinh dưỡng (rễ, thân, lá) và cơ quan sinh sản (hoa, quả, hạt). Những cây còn lại gồm cây rau bợ, cây dương xỉ, cây rêu, chúng có cơ quan sinh dưỡng là rễ, thân, lá còn cơ quan sinh sản không phải là hoa, quả, hạt.
Bài 5.
Hãy kể tên 5 cây thuộc nhóm thực vật có hoa và 5 cây thuộc nhóm thực vật không có hoa.
Dựa vào đặc điểm nào để nhận biết thực vật có hoa và thực vật không có hoa ?
Hướng dẫn trả lời:
- 5 cây thuộc nhóm thực vật có hoa : cà chua, ớt, đu đủ, lạc, dừa (các em có thể kể tên các cây khác nếu các em quan sát cây có hoa hoặc quả).
- 5 cây thuộc nhóm thực vật không có hoa : rêu, dương xỉ, cây rau bợ, cây thông, cây thiên tuế (các em cũng có thể kể tên các cây khác nếu các em quan sát thấy cây không bao giờ ra hoa. Một điều các em cần lưu ý nón thông không phải là hoa).
- Dựa vào đặc điểm, cơ quan sinh sản của thực vật có hoa là có hoa, quả còn cơ quan sinh sản của thực vật không có hoa là không có hoa, quả để nhận biết thực vật có hoa và thực vật không có hoa.