Quan sát hình 5.3 SGK, gọi tên và nêu chức năng từng bộ phận của kính hiển vi.
1. Quan sát hình 5.3 SGK, gọi tên và nêu chức năng từng bộ phận của kính hiển vi.
Hướng dẫn trả lời:
STT |
Tên bộ phận |
Chức năng
|
1 |
Thị kính, có ghi độ phóng đại. |
- Phóng to vật cần quan sát. |
2 |
Đĩa quay gắn các vật kính. |
- Gắn các vật kính có độ phóng đại khác nhau. |
3 |
Vật kính, có ghi độ phóng đại. |
- Phóng to vật cần quan sát. |
4 |
Bàn kính, có kẹp giữ |
- Là nơi đặt tiêu bản để quan sát. |
5 |
Gương phản chiếu ánh sáng. |
- Tập trung ánh sáng vào vật mẫu |
6 |
Chân kính. |
- Giá đỡ cho phần thân kính. |
7 |
Ốc nhỏ. |
- Điều chỉnh để nhìn vật mẫu rõ nhất. |
8 |
Ốc to. |
- Điều chỉnh để nhìn thấy vật cần quan sát. |
Bài 2. Quan sát hình 7.5 SGK, nhận xét về cấu tạo, hình dạng tế bào của cùng một loại mô, các loại mô khác nhau.
Hướng dẫn trả lời:
- Các tế bào của cùng một loại mô có hình dạng, cấu tạo giống nhau.
- Các tế bào ở các loại mô khác nhau có hình dạng, cấu tạo khác nhau.
Bài 3. Tế bào phân chia như thế nào ? Tế bào ở những bộ phận nào của cây thì có khả năng phân chia ?
Hướng dẫn trả lời:
- Quá trình phân chia tế bào diễn ra như sau :
+ Đầu tiên từ 1 nhân hình thành 2 nhân tách xa nhau.
+ Sau đó chất tế bào được phân chia, xuất hiện một vách ngăn, ngăn đôi tế bào cũ thành 2 tế bào con.
+ Các tế bào con tiếp tục lớn lên cho đến khi bằng tế bào mẹ rồi lại tiếp tục phân chia.
- Các tế bào ở mô phân sinh có khả năng phân chia tạo tế bào mới.
Bài 4. Quá trình phân chia 3 lần liên tiếp từ một tế bào mẹ tạo ra bao nhiêu tế bào con ?
Hướng dẫn trả lời:
- Từ 1 tế bào mẹ phân chia tạo ra 2 tế bào con (lần thứ nhất).
- 2 tế bào con lớn lên và tiếp tục phân chia tạo ra 4 tế bào (lần thứ hai).
- 4 tế bào con này lại lớn lên và tiếp tục phân chia tạo ra 8 tế bào con (lần thứ ba).
Vậy quá trình phân chia 3 lần liên tiếp từ 1 tế bào mẹ đã tạo ra 8 tế bào con.